Saturday, August 30, 2008
Saturday, August 23, 2008
CAU CA
Môn thể thao duy nhất mà bây giờ tớ còn chơi là câu cá...
Trần An Tịnh còn siêu hơn với chiêu tay không bắt cá!
An Thẹo đang biểu diễn tài nghệ gỡ cá cho anh bốn Vinh xem...
Sau bao nhiêu năm giờ gặp lại, Nguyên già dê lại có thêm nghề nướng cá điêu hồng cho anh em lai rai...
Đây là con tai tượng mà Khánh mơ ước...
Dĩ nhiên sau màn câu là phải đến màn đớp!
Khánh và Liên đã tổ chứ cho anh em CSB71 về tham dự HN08 một buổi câu cá thật thú vị. Số cá câu lên thật nhiều so với dự tính ban đầu. Đủ để anh em vui, đủ để anh em lai rai, và đủ để anh em cuốn bánh tráng ăn no bụng. Chỉ với vài cần câu đơn sơ, những tiếng cười dòn tan, những khuôn mặt xấp xỉ năm bó đời, bỗng trẻ lại, vô tư, quên đi hoàn cảnh hiện tại, trở về với dĩ vãng, chọc phá nhau vang trời. Con cá sống nhờ nước, con người sống nhờ bầu không khí trong lành chung quanh mình...Tuesday, August 19, 2008
TAN MAN LOP 71
Chúa nhật vừa rồi AE vùng N.Trang gặp gỡ nhau tại nhà Thiên (Cây Vông). Mình, Sĩ ở SGòn và Thốt Nốt ấm ức lắm. Lúc này mới thấm thía cho những AE không thể về dự HN 08. Nói tới đây tôi lại nhớ đến Hy, người có công đầu trong việc nhóm lại bếp lửa 71. Thôi đừng ấm ức nữa Hy. Chỉ tiếc một điều bạn không về được để nhìn rõ dung nhan của Thu (chuyện trái banh bóng rổ ấy mà), kẻ đã làm điều bất ngờ vào giờ chót cho lớp 71 có tiếng vang với BTC và AECSB. Nói thật có lớp nào giống mình không: đi dự HN không có VỢ, không ở KHÁCH SẠN, chẳng ăn NHÀ HÀNG. Nhằm nhò gì ba chuyện đó. Khánh-Liên tha thiết yêu cầu AE ở nhà mình cho dầu cuộc sống vợ chồng bị thay đổi trầm trọng: chồng một nơi vợ một nẽo. Chơi sang ta ở nhà bạn, câu cá ao làng nhấm nháp chơi. Lại còn Video clip kèm nhạc nền hẳn hoi. Đừng nói đến chất lượng, kỷ thuật, chỉ nói đến ý nghĩa thôi đã quá hay rồi (theo nhận xét của cha Cần). Cái tình cái nghĩa còn đọng lại trong mỗi người khi ra về. Mười tám người bạn cũ hôm nay đã gặp, đã ăn, đã ở cùng nhau. Tiếc là Phó nhòm ĐTSĩ và nhà báo Thường Duy không ghi lại hình AE ta "Ngủ".
Sau những gì đã qua giờ nghĩ lại mới nhớ những khuôn mặt cũ 33 năm về trước. Ánh lùn, mắt một mí thuộc xứ Xuân Ninh với Biện và Vũ Văn Tập. Biện có nước da trắng hơi xanh, chân hơi vòng kiềng, có chân trong đội tuyển bóng đá của lớp. Giờ đã là môt LM quản 2 xứ đạo. Thánh Bể người dong dỏng cao, giọng nói hơi khàn, trực tính. Nguyễn Thông Đạt, chắc khoẻ, đá banh cũng dữ lắm. Nguyễn Khắc Đoan, ốm ốm, đen đen, ra nước ngoài học giỏi lắm và đang là tiến sĩ y khoa ở Mỹ. Nguyễn Văn Đức, đẹp trai, có nét lai lai, học giỏi, đá banh hay nhưng Chúa cất về sớm. Lê Phúc Hải (bà Nghĩa), người to khoẻ, có bịnh nghiện thuốc lá. Ai đã từng thấy hắn ta hút thuốc trong nhà vệ sinh đều được nghe cùng 1 câu "đứa nào méc tao đánh chết". Hồng, tóc quăn, khi đá banh chuyên cố tình đá vào lưới nhà nên mới có biệt hiệu là Giuda. Hôm rồi có định về HN nhưng giờ chót vì công việc gia đình nên thất hẹn. Hoà (hình như là dân Gò Đền thì phải) tóc đinh, hay cười. LCHưng, da trắng thuộc loại nhất lớp nhưng cái "ốm" thì xếp sau Hùng ma ốm và Khánh Tom. Xem hình trên mạng thì phong sương hơn trước nhiều, không còn nét công tử SGòn xưa. Thánh Ký với nét mặt chân chất. Đậu Quang Khánh gốc Ba Ngòi Cam Ranh, những năm cuối học giỏi lắm, đặc biệt là môn Anh văn. HĐKhiêm đặc biệt tuổi nhỏ mà học giỏi, cách riêng môn AV và Toán. Thời gian học thì ít nhưng kết quả thì khỏi nói. NDLinh, nước da đỏ hồng, có cặp mắt đẹp, nay đã là nha sĩ ở đất cờ hoa. NPhầm dễ nhớ nhất là nụ cười. Nay đường hoàng là Phó tế vĩnh viễn. Xin PT cho biết điều kiện làm PT nó ra mần răng? HĐAPhong, trắng trẻo, hiền ,rất giỏi Avăn. CQPhuớc(bateau),người tròn trịa tương phản với LCHưng, miệng dẻo nhẹo như kẹo kéo. VVTập (Xuân Ninh), có đôi mắt của người Nhật và chiếc răng khểnh, rất hay cười. CKTân, tròn người, thủ môn của lớp, hình như còn là tay trống có hạng? PHThái (thái dúi) cũng có răng khểnh nhưng da ngăm đen và cũng hay cười. NPQuang (eo), con thầy Hậu, nhỏ thó nhất lớp, dáng người lom khom. Chết khi di tản. LTTùng tướng như con gái, dễ thương, trắng trẻo. Tiếc là mất sớm. Chắc ai cũng biết. BHThắng có gặp nhiều lần sau GP. Có cặp mắt to hơi lộ. Goá vợ đang ở Mẽo. TVTiến, da ngăm đen, nói nhỏ nhẹ như con gái. NQThi (hoà Yên) có vết sẹo tự chế nơi sống mũi được rất nhiều AE nhắc đến trong HN. NTVương (Thanh Hải) chuyên nhai cơm bằng răng cửa, có một bài văn tả mèo ăn thịt chú chuột rất hay được thầy TNHoa khen. Còn có một vài AE nữa nhưng không thể nào hình dung được. Xin AE bổ sung thêm.
Xin mượn lời tâm sự của TMHùng hôm chia tay để kết:"Thật hối hận nếu không về dự HNgộ"
Thân mến.Nguyễn Trọng Vinh 71.
VUI TIEU HOI NGO
SBC THIEN, SBC THANH, SBC AN
TIEU HOI NGO CAY VONG - HA DUA - NHA TRANG
CUOI NEO DONG DUA
Có những điều không ai hiểu nổi
Khi chim bay qua cánh vỗ vô tình
Trời thì cao,
Cố với tay tìm mây ảo ảnh...
Em thức giấc
Ngày chỉ còn lại mấy tiếng đồng hồ
Em chạy đua với thời gian
Thời gian không dừng lại!
Có những điều mà ai cũng hiểu
Khi bóng đêm tràn lên mặt đất
Cái lạnh mơ hồ
Quấn quít đôi chân
Em mở lò sưởi số hai
Hơi nóng ùa ra len vào giá rét!
Em chắt chiu tình yêu
Hong tình yêu bằng nến trầm mua ba đồng rưỡi.
Tình yêu bắt đầu ấm dần
Tình yêu ướp hương hoa hồng thơm ngát...
Có những điều không ai thèm hiểu
Hai con mắt thiếu ngủ quầng thâm
Thân thể gầy còm lao nhọc,
Hai bàn tay cứng đá
Nắng đổ sân sau
Gió bay sân trước
Em chạy lòng vòng
Ngày gần mười lăm cây số
Em làm rơi phân nửa tình yêu trên đường phố
Nửa còn lại cuối nẻo đong đưa...
.
Monday, August 18, 2008
TIEU HOI NGO TAI NHA THIEN
VO CHONG HUNG MA OM
Sunday, August 17, 2008
HAU HOI NGO 08
THU NGUYEN THANH KHANH
Khanh Tom.
Thăm bạn
Saturday, August 16, 2008
LE CONG HUNG VIET CHO BAC TY HA DUA
Dạ thưa bác Tý Hà Dừa,
Trước hết, chúng em xin trình bày lý do về sự lễ phép trong việc xưng hô. Theo truyền thống Sao Biển, vô trước một năm, cũng đã là đàn anh rồi. Và do đó, có quyền "đì" đàn em tối đa. Thí dụ điển hình, là sau giờ tắm biển, lớp 70 cứ passé nhau cái gầu nước ngoài giếng, trong khi lớp 71 chúng em vừa sắp hàng mà vừa sợ té đ…trong quần vì sắp đến giờ Étude. Nhà em thấy vậy liền thực thi lời thề Vovinam (lúc sau này chúng em được huấn luyện viên Vovinam từ Hạ Sĩ Quan Đồng Đế qua dạy, bác ạ) : "Với bàn tay thép…với trái tim từ ái…người môn sinh Vovinam đấu tranh cho Công Bình Bác Ái", nên liền tung một chưởng vào bậc đàn anh đang enjoy gầu nước mát lạnh, để dành lại thứ tự xứng đáng cho lớp đàn em. Sau cùng được cha Bề Trên cho quỳ gối ngay cửa lớp mỗi giờ Étude suốt một tuần. Đến bây giờ, đầu gối vẫn còn chai, thì làm sao chúng em quên được thứ tự lớp lang. (Nói vậy chớ đây chỉ là kỷ niệm thôi.) Huống chi là đối với cha Cần (ngày xưa là thầy Cần, thầy giám thị của chúng em). Cách xưng hô Cha/Con là điều "naturellement". May thay, bác Tý Hà Dừa không được biệt phái về canh chúng em, chứ nếu có thì Te-Tưa hết bọn mình, phải không Vinh? J.
Kế đến, xin đề cập đến một quan điểm rất tế nhị và thật trẻ trung mà bác nêu lên. Dù sao, TCV Sao Biển chỉ vỏn vẹn có mưòi mấy lớp (58à74). Nếu so với "Cây Còn" thì lớp bác là phần Thủ, mà lớp cháu phần đuôi. (Không hẳn là đuôi, mà somewhere between đuôi và cẳng sau! L ). Thế mà từ ở vị trí đầu, bác đã phán rằng mọi người nên gọi nhau là anh em cho thân mật, thì chúng em xin hai chữ "Xin Vâng", và còn hoan nghênh nữa là khác.
Sau hết, xin cám ơn sự cộng tác của bác, "à quên", của anh trên meo đàn Sao Biển. Thú thật, thoạc đầu, em định cho máy tự động xếp email của anh vào JunkMail Box vì mỗi lần đọc…không hiểu gì cả! Nhưng sau này nhận thấy đó là những phân tử dưỡng khí Oxy được inject vào giòng máu lưu chuyễn giữa anh em Sao Biển. Có lúc meo đàn quá LìuXìu, thì anh làm cho anh em nhảy xõm lên, cãi cọ ỏm tỏi, không thua gì hô hấp nhân tạo. Anh nêu lên đủ thứ đề tài nào là vấn đề tài chánh, danh sách tham dự, tường trình hội ngộ, cách xưng hô, etc et etc…làm cho mọi người không có giờ thở. Nhưng sau ai cũng nhận ra đó là những sơ hỡ có thể bổ túc. Đa tạ Đại Ca.
Nhân đây cũng xin phép anh Tý cho đa tạ sự đóng góp của MBT Nam Phương. Nếu chị không nhắc thì mấy ai mở miệng cám ơn những người thích âm thầm làm việc bên sau hậu trường. Hình như các ông hay vướng phải bệnh câm khi cần mở miệng khen hoặc cám ơn. Nhờ chị bắc mạch dùm xem anh nhà có vướng phải bệnh này không. Tuy nhiên, khi anh Chí Cần 60 khen, thì Vinh và lớp71 thấy xướng mé đìu hiu J.
Đến nay vẫn còn có nhiều anh em bảo vệ quyền tự do cá nhân: "Im Lặng Là Vàng" . Nhưng dù "gardez le silence", anh em tiếp tục thăm viếng meo đàn thì vòng máu này sẽ còn mãi luân chuyển giữa chúng ta. Cám ơn anh Đỗ Vy Hạ đã provided "Mạch" để máu chảy.
Thân ái trong tình Mẹ Sao Biển,
Lê Công Hưng 71
VO CHONG KHANH (TOM) - LIEN (HOA HAU) SB71
Friday, August 15, 2008
CHA NGOC QUAN LY VA CHA CAN TRUONG BAN TO CHUC HOI NGO 08
.
CHA CUU BE TREN NGUYEN QUANG SACH VA SB71
.
KY VAT TRONG NHA AN TIEU CHUNG VIEN
TRONG PHONG TRUYEN THONG
MOT BO DAY LAY CANH DUONG TRAN PHU
Nguyên, Thanh, Sĩ, An, Thiên, Hùng, Linh, Đôn, Tịnh, Khánh, Vinh, Thu
MOT SO ANH EM SB 71 TRONG KY HOI NGO 08
Thứ tự từ trái sang phải: Thanh, Thiên, Linh, Hùng, An, Nguyên, Tịnh, Khánh, Vinh, Thu, Đôn, Sĩ. Hàng trước (tiền đạo) là con Linh và con Nguyên. Người chụp hình là cô SB con của Đôn.
VAI LOI CUNG HUYNH THE HY
Những tưởng là ông sẽ về, sẽ có đồng minh, và sẽ được dịp tay bắt mặt mừng... Thế nhưng cũng chỉ mình tôi lê bước chân tha hương về cố xứ. Dẫu vậy, vẫn vui một nỗi vui khôn lường trước tấm chân tình của tất cả anh em cũng như các mẹ SB và SB con. Sau ba mươi ba năm, trong mỗi một con người tôi gặp lại đều có chút gì đó thay đổi, tích cực hơn, chín chắn hơn. Tôi cũng vậy ông à, hiền lành hơn, không phải nhờ ơn vợ, mà nhờ thời gian bào mòn, gọt dũa để có thể hòa đồng với tất cả mọi người, trộn lẫn vào anh em mình.
Cứ tưởng tượng Mẹ Sao Biển Liên (vợ Khánh), ngồi choàng vai thân thiện với SB con của Đôn, Đỗ Tiến Sĩ vui vẻ chơi đùa với SB con của Linh, An Thẹo theo tò vè SB con của Nguyên... Những hình ảnh một đời mới thấy một lần giữa những người chỉ gặp nhau lần đầu mà cảm thấy thân quen như có họ hàng, ruột thịt. Mà quả thật là có liên hệ: tình Sao Biển.
Ông về nữa đi, để bện thêm sợi dây liên kết này, giữ cho tuổi ấu thơ của chúng ta không bao giờ qua đi, dù cho cuộc sống hiện tại vô cùng khác biệt...