Thursday, February 2, 2012

Nhạc và lời: nguyễn trọng vinh

Câu Chuyện Đầu Năm

Năm mi kính Chào  và chúc các bác mt năm an lành, đy ơn trên.
Thng em thích viết Nht ký nhưng lười nên thường thường trong năm có câu chuyn gì đáng nh thì đu năm viết li. Nhân đây rt cám ơn các bác đã quan tâm, thăm hi tình hình thiên tai Nht Bn trong năm va qua. Câu chuyn ca em dưới đây mang tính cách cá nhân nhưng cũng dính dáng chút ít chưa biết đt ta đ là gì.

Thế Hy 71

Cuối cùng tôi quyết định nhận lời công ty lên miền đất vừa mới bị thiên tai tàn phá cộng thêm ảnh hưởng phóng xạ do nhân tai. Lý do duy nhất, chỉ có một mình tôi là người Việt và là người quản lý mấy em tu nghiệp sinh đang làm việc ở Fukushima. Phúc Đảo! Tôi không đi thì chắc mất đứa nhỏ sẽ điên lên vì sợ, không chỉ có chúng mà còn bố mẹ chúng đang ở Việt Nam ngóng trông từng giờ…

Bây giờ đã bắt đầu qua tháng thứ 3 sau trận động đất sóng thần kinh hoàng chưa tửng có trên đất Nhật. Mấy lò phản ứng hạt nhân cũng chưa được xử lý xong; tuy nhiên đường xe điện cao tốc đã bắt đầu nối lại. Công ty của mấy đứa tu nghiệp sinh vẫn chưa hoạt động lại được vì nằm trong vùng nhiễm phóng xạ. Chúng nó không thể ở ký túc xá, phải di chuyển lên một căn trại lánh nạn cách đó 50 cây. Ông chủ tốt bụng giục tôi lên đưa tụi nó về gấp.
Tôi về nói chuyện với vợ, đứa con gái nghe tôi lên vùng đất dữ rơm rớm nước mắt:
-Ba không đi cũng được mà… lỡ Tsunami nó cuốn đi thì sao?
Tôi cười trấn an… một ngàn năm mới có một lần con ơi!
Nói như vậy chứ ở Nhật 30 năm, tôi đã lãnh đủ cơn chấn động Kobe cách đây 16 năm và gần đây là chứng kiến gần như tận mắt sự phẫn nộ của thiên nhiên… không điều gì là không có thể xảy ra được trên mảnh đất sẽ bị tiêu diệt đầu tiên, nếu tận thế đến.
 Vợ tôi không nói ra, nhưng lo sợ cái thứ khác, hiện hữu hơn. Lỡ bố nó nhiễm phóng xạ?
Tôi cũng hơi lo, nhưng trong những lúc này, phó mặc cho bề trên chứ biết sao!

Trước khi thiên tai xảy ra, tôi vẫn đi bằng máy bay, từ Osaka tới phi trường Sendai khoảng hơn một tiếng, rồi mướn xe hơi đi tới công ty tiếp nhận Tu nghiệp sinh thêm khoảng 1 tiếng nữa. Nhưng phi trường Sendai cũng bị sóng thần tràn vào, lôi đi vài chiếc phi cơ cùng hàng ngàn xe hơi đang đậu gần đó. Việc phục hồi đường bay chắc phải mất mấy tháng nữa. Do đó tôi quyết định đi bằng tàu siêu tốc, Shinkansen. Từ Osaka tới Tokyo khoảng 3 tiếng, và từ đó đổi qua xe đi Fukushima, mất thêm 2 tiếng rưỡi nữa. Tổng cộng hơn 5 tiếng.
Từ Fukushima, tôi đi tàu chợ về hướng trại lánh nạn mới thấy khung cảnh thật tiêu điều. Không đến nỗi trơ trọi như những làng ven biển bị sóng thần cuốn trôi, nhưng chỗ thì đồng không ruộng trống! chỗ thì ngập nước loang lỗ những bãi chứa rác do sóng tắp vào, được người dân tập trung lại. Nghe nói tại những bãi rác này, nòng độ phóng xạ vượt quá mức cho phép tuy nhiên vẫn thấp thoáng bóng dáng người đang bơi móc dưới những đống gạch hoang tàn… chắc đang tìm di vật của người thân mất tích hoặc kỷ vật gia đình.
Đúng ra vào thời điểm này, mạ xanh đã phủ kín nơi tôi đang lướt qua. Gạo Fukushima loại Koshi-hikari ngon nổi tiếng khắp nước Nhật vì nó hội tụ được điều kiện không khí núi đồi trong lành, ngày nóng, tối lạnh; mỗi hecta cho 6 tấn lúa. Gạo mà cứ dẻo như nếp nhưng ăn lại không ngán. Màu của nó khi thành cơm mới đẹp làm sao; trắng óng ánh… chẳng khác gì làm da của người con gái Nhật đương thì… Vì thế vùng đất này có tên là đảo đầy ơn phúc, nơi ở của Tiên. Nhưng tất cả,
Đã biến đi như một giấc mơ!

Chuyến xe làng cọc cạch thả tôi xuống ga gần trại. Tôi đi bộ vào, hai thằng bé chờ tôi trước cổng vì đã được liên lạc trước, bay tới ôm lấy tôi reo hò mừng rỡ như lâu ngày gặp người thân.
-Anh đưa em về sớm nhé, các cụ bên nhà lo khóc cả ngày… sợ tụi em sau này không còn khả năng cho các cụ cháu bồng!
Tôi hỏi thăm chúng:
-Mấy tháng ở đây gặp nhiều khó khăn lắm phải không?
Hai đứa nhanh nhẩu:
-Lúc đầu không quen nhưng gần đây có một bác Việt kiều y tá đến làm việc, giúp cho các cụ già nên tụi em cũng đỡ buồn. Để em giới thiệu cho anh, bác này hay lắm!
Tụi Bắc Kỳ có kiều nói tức cười, ai thấy tốt thì tụi nó lại nói là hay!
Chúng kéo tôi tới căn nhà tạm, có vẻ là dành cho nhân viên.
-Bác ơi, ông anh tụi cháu đến rồi…
Một phụ nữ đeo khẩu trang ngoái đầu ra cửa. Tôi mĩm cười gật đầu chào lịch sự. Ánh mắt chị có vẻ ngạc nhiên… thoáng giây lát chị tháo khẩu trang. Tôi sững người bóp tay cậu bé đang nắm tay tôi… vô thức tới mức cậu la toáng lên:
-Anh Huy làm gì bóp tay em đau thế!

Tôi lọt vào trạng thái bồng bềnh như khi đi trên con tàu rời khỏi quê hương đúng 30 năm trước từ Láng Cát.
Cơn sóng cấp 6 hay 7 gì đó mà sau này tôi nghe lại, đã cứu 50 người chúng tôi thoát khỏi sự dòm ngó của công an địa phương. Vì khi đổ bộ xuống bến xe, chỉ có người mù mới không biết chúng tôi là dân từ thành phố xuống đây chuẩn bị để vượt biên.
Nhưng chúng tôi cũng đã trả cái giá khá đắt là bỏ tất cả lương thực hành lý xuống biển để cứu mạng theo quyết định của viên thuyền trưởng. Là dân học sinh chưa bao giờ quen sông nước, tôi nôn thốc nôn tháo… không chừng ra cả mật vàng theo từng cơn sóng đang đưa con thuyền bé nhỏ trồi lên nhủi xuống, không biết sẽ bị nó nuốt chửng lúc nào. Cô bé trạc tuổi bên cạnh tôi cũng chả khá gì hơn; nhiều lúc mơ hồ tôi có cảm tưởng cô nắm chặt cánh tay tôi để khỏi bị hất văng và thay vì kiếm chỗ trống để ói, cô làm luôn trên người tôi… mặc kệ! chẳng còn cảm giác gì.
Tới lúc được vớt đưa lên đảo, tôi mới biết cô ta là em viên thuyền trưởng, ngẫu nhiên hơn, cũng là người Nha Trang và ba của hai anh em cũng là bạn của ba tôi thời làm công chức ở quân cụ. Duyên số làm sao, chúng tôi lại đi chung trên chuyến tàu từ một nơi xa lắc Nha Trang.
Từ đó anh Việt thuyền trưởng coi tôi như là người trong nhà. Tôi trúng mánh vì giữa bao nhiêu đứa con trai độc thân trong trại tôi là thằng duy nhất có cô bạn gái dễ thương. Tụi tôi thân thiết đến mức, có lúc tôi hy sinh cái quần dài duy nhất để dành cho cô ấy mặc khi cô phải giặt đồ không có quần thay. May sao sau này, nhờ chút vốn liếng tiếng Anh, hội World Releaf ở trại nhờ tôi thay thế chồng Ý Lan (cô con gái Thái Thanh, lúc đó chưa làm ca sĩ) để phân phối đồ cứu trợ cho thuyền nhân vì gia đình bên chồng Ý Lan được quyết định đi Mỹ định cư trước. Từ đó mới hết cảnh hai đứa một quần.
Bà cô tôi bên Mỹ cũng làm thủ tục bão lãnh cho tôi, nhưng gia đình anh Việt thì năm trong diện đi Nhật, tôi quyết định đi theo tiếng gọi của con tim; mặc dù trong cơn bão táp quay cuồng cách đó ít tháng, tôi đã khấn hứa với Chúa: “Con sẽ dâng cuộc đời còn lại này cho Chúa nếu đến được bên bờ bình yên”.
Tôi quên đẹp lời khấn.
Khi đặt chân tới Nhật, chắc Chúa chẳng thèm gọi tôi, một đứa đầu môi chót lưỡi chẳng khác gì dân Do thái cựu ước. Nhưng Ngài muốn tôi nhớ những gì mình hứa. Thế là trong một bối cảnh không khác gì phim bộ Hàn quốc, thằng bạn đi chung chuyến ghe trở thành người yêu thứ hai của nàng sau khi người yêu thứ nhất, là tôi, một cách rất ngu đần kiểu quân tử tàu, nói với hắn: -Hãy hứa với tao là chăm sóc nàng thật hạnh phúc!
-Hắn rất khôn, đám cưới với nàng xong, dẫn nàng đi thật xa… xa tới mức tôi bặt vô âm tín.

Và bây giờ, cô nàng ngày xưa hiện ra bằng da bằng thịt trước mặt tôi. Vỡ òa dĩ vãng.

-Anh trông không có gì thay đổi.
Tôi buông tay thằng bé từ lúc nào để cầm tay nàng
-Em cũng vậy, chỉ thêm chút nếp nhăn.
-Thôi đừng sạo ông ơi, tụi nó gọi ông bằng anh còn em thì xưng Bác với cháu. Dừa khô rồi…
Hai thằng nhỏ mặt thưỡn đượt, không hiểu ông anh chúng nó và bác y tá Việt kiều này quan hệ như thế nào.
Nghe chữ dừa khô, tôi chợt nhớ, lúc mới tới Nhật… đám con trai miền Trung thì dùng câu “Dừa khô lên giá”, trong khi miền Nam thì “Cá ươn lên giá” để ám chỉ những cô nàng có nhan sắc của “một người đàn ông không đẹp trai” nhưng rất chảnh… vì của hiếm! Tụi nó ngưỡng mộ tôi vì có trong tay trái dừa xiêm…. Dừa xiêm Nha Trang chính hiệu.
Tôi muốn nói đùa -Dừa khô nhưng nước vẫn còn tươi; nhưng sợ đi quá lố mặc dù khoảng cách của hai đứa đã chợt như gần lại, như không tồn tại quãng thời gian 30 năm.
Tôi nán ít thời gian còn lại hỏi han gia đình nàng, thằng bạn chung tàu năm xưa; con cái nàng đã lớn; lớn hơn con tôi nhiều… và nàng sống rất hạnh phúc, không khác gì mái ấm gia đình của tôi.

Tuy vậy trên quãng đường về, có một cái gì đó níu kéo. Mắt tôi cay xè khi gương mặt nàng thoáng hiện ra, trong đó có hình ảnh bãi cát lung linh nắng vàng, những hàng dừa cao vút, những hòn đảo cô đơn.

Em còn nhớ, hay đã quên
Chiếc quần dài ngày xưa hai đứa
Mặc chung nhưng không chút ngượng ngùng…

Trời mủa đông qua bao biển động
Một chút tình sưởi ấm lòng nhau
Tình cờ gặp ngỡ ta đã đợi
Chiều Phúc Đảo hồn ai cuối trời!

Chấm hết.

Hỏi thăm thật các bác đàn anh (cùng các bác cùng lớp hay sau):
Có bác nào uống nước dừa khô chưa vậy? Và nếu đã uống thì hương vị như thế nào? (Nghĩa đen chứ đừng nghĩ theo nghĩa bóng, thằng em mắc tội).

Wednesday, February 1, 2012

TÌM BẠN THÂN (tin nhờ nhắn của Thầy Ký SB71)

Nhờ quý AESB hải ngoại giúp đỡ cho biết tên,địa chỉ và số ĐT của các Anh SB lớp 71 như sau : Nguyễn Phẩm SB7, Nguyễn Hồng SB7, Nguyễn khắc Đoan SB71, Nguyễn trọng Vinh SB71, Nguyễn thanh Khanh SB71, Nguyễn văn Tuấn SB70 xin thư  hoặc điện thoại về Trần ngọc Ký SB71 ĐT số : 01648108501 <VN>. Chân thành cám ơn. Người đưa tin. Nhị ninh hòa.

THẦN THÁNH HÓA GIỚI TU HÀNH

Xin trân trọng giới thiệu đến Quí Độc Giả bài viết:
Tiến Sĩ Trần Mỹ Duyệt

Bàn về những khía cạnh dẫn đến trình trạng thiếu trưởng thành tâm linh mà không nêu lên hiện tượng thần thánh hóa giới TU hành là một thiếu sót. Chúng ta không biết nguyên nhân của hiện tượng này từ đâu và do AI, phía TU hành hay phía giáo dân, nhưng hiện tượng ấy là một điều mà tất cả những AI có một tầm nhìn trưởng thành về Giáo Hội, và về đời sống tâm linh đều nhận thấy. Tuy nhiên, đây lại là một đề tài hết sức nhậy cảm, và đã từng gây Ra nhiều tranh cãi, đôi khi gay gắt giữa hai phái hủng hộ và cải cách. Một bên muốn giữ lại tất cả những gì là nề nếp, là tập tục, và cảm tình qúy mến sẵn có dành cho giới TU hành, một bên muốn đặt lại cái nhìn và lề thói cư xử để đem lại sự quân bình trong nếp sống tâm linh của chính mình cũng như của Giáo Hội. 

Trường hợp 1: Tôi quen biết một người rất có lòng sùng mộ các vị chân TU. Bà rất mực đạo hạnh và kính trọng các linh mục, TU sỹ nam nữ. Sự kính trọng được coi là hơi quá mức và lắm lúc mù quáng. Một lần bà nhờ tôi dàn xếp để được gặp và xưng tội với một giám mục. Bà đã được toại nguyện, và bà đã tỏ Ra hết sức sung sướng, đến độ bà cho rằng nếu bà có chết đêm hôm đó, bà cũng sẵn sàng, vì theo bà được xưng tội với một giám mục là một ước mơ quá lớn Lao và hầu như không thể trở thành hiện thực đối với bà. 

Trong đời sống bình thường, bà dành dụm, nhịn ăn, nhịn tiêu để rồi hầu như tất cả số tiền già của bà mỗi tháng đều được chia đều cho các hội bảo trợ ơn thiên triệu, hoặc xin lễ các dòng này, dòng khác. Bà không để bất cứ một AI động chạm đến các vị TU hành mà bà vẫn thường gọi là "các đấng".   

Trường hợp 2: Một vị linh mục trước khi qua đời đã cho hội họp tất cả các con, cháu thiêng liêng, những người mà vị linh mục đó đã giúp đỡ cách này, cách khác trong đời sống tâm linh để trăn trối. Một trong những điều được vị linh mục này nhắn nhủ các nghĩa tử của mình là không được bao giờ đụng chạm đến bất cứ một linh mục nào, bất cứ cách nào, nhưng phải tôn trọng tuyệt đối. Không được tố cáo, và đưa các vị Ra trước tòa án với bất cứ hình thức nào. Tóm lại, linh mục là người bất khả xâm phạm. 

Trường hợp 3: Một hôm, trong một cuộc họp mặt gia đình, người em dâu tôi hỏi:
-   Anh có biết ông cha Đ.... ở tiểu bang Mississippi không?
-   Nhiều linh mục Việt Nam ở Hoa Kỳ làm Sao anh biết hết nổi. Nói rồi tôi hỏi lại cô em:
-   Có gì đặc biệt nơi vị linh mục ấy khiến em muốn hỏi anh không?
-   Có chứ! Rồi cô tiếp tục kể: Hồi năm ngoái tụi em về thăm bố mẹ em ở Mississippi , vợ chồng em cãi nhau thiếu điều muốn đánh lộn vì một ông cha. Anh ấy bảo là anh ấy thấy ông cha chửi thề và đánh bạc, còn em thì em nói là không bao giờ có chuyện ấy, hoặc anh ấy nhìn nhầm người. Nhưng anh ấy thì nói rõ là buổi tối hôm thứ  Bẩy anh và mấy người bạn ghé sòng bài, gặp ông cha ấy đang ngồi đánh bài. Ông ta đánh rất hăng và khi được cũng như khi thua thì ông ta chửi thề và văng tục hơn cả những người Chung quanh. Sáng Chúa Nhật hôm sau, lúc làm lễ và anh ấy nhìn kỹ mới rõ là ông là người mà anh gặp trong sòng bài tối thứ Bẩy. 

KÍNH TRỌNG VÀ THẦN THÁNH HÓA 
Ba trường hợp vừa nêu trên chỉ là những thí dụ điển hình mà nhiều Kitô hữu đã thường nghe và chứng kiến.  Không những chỉ người Kitô hữu, mà ngay cả nhiều vị chân TU cũng đã xác nhận. Một vị linh mục cao niên và đã từng kinh nghiệm nhiều với các sinh hoạt mục vụ, đã có lần tâm sự và cho biết. Vị này nói: "Tôi là một linh mục, nhưng nếu tôi nói rõ hết những bê bối của nhiều vị, tôi sợ rằng nhiều người sẽ bỏ đạo!" 

Tuy vậy, đối với phần đông tín hữu Việt Nam các linh mục vẫn là nhất: Thông thái nhất. Giỏi giang nhất. Đạo đức nhất. Thánh thiện nhất. Nhất đến độ không AI có quyền nhận xét, và phê bình. Cuồng tín hơn nữa là tư tưởng cho rằng tất cả những gì đụng chạm đến các linh mục, dù là những nhận xét và đóng góp tích cực, đều được coi là một sự xúc phạm. Và vì xúc phạm đến "cha" cũng có nghĩa là xúc phạm đến "Chúa": "Chống cha là chống Chúa!". 

Một điều xem như nghịch lý là cũng thuộc thành phần tu trì, nói đến "cha" thì ai cũng bênh vực, nhưng nếu có ai phê bình mấy tu sỹ nam nữ không thuộc thành phần linh mục thì coi như chuyện bình thường và có thể chấp nhận. Quan niệm bình dân là vì hơn nhau cái "chức thánh".  
    
-   Kính trọng:   
Kính trọng là hành động của con người hiểu biết trong tương quan xã hội, và đạo đức xã hội. Đặc biệt, trong một nền văn hóa chịu ảnh hưởng sâu đậm của Khổng Giáo. Những câu như: "Tiên học lễ, hậu học văn". Như  "Quân, sự, phụ". Hoặc như  "Một chữ cũng là thầy. Nửa chữ cũng là thầy". Tất cả đã nói lên sự kính trọng được dành cho những người có chức tước, bằng cấp, và địa vị trong xã hội. Và điều này được mặc nhiên công nhận. Những câu xưng hô như cụ tú, cụ cử, cụ nghè luôn luôn được nói lên với tâm tình mộ mến, và với lòng kính trọng.   

Điều này dễ hiểu, vì trong hoàn cảnh xã hội của Việt Nam trước đây, cơ hội được tiếp thu với chữ nghĩa, với học hỏi chỉ dành cho một số ít may mắn. Nguyễn Du còn coi đây như một cơ duyên trời định, mà theo một nghĩa nào đó, như tiền định được dành cho một thiểu số ít ỏiù: "Bắt phong trần phải phong trần, cho thanh cao mới được phần thanh cao". Những người có chút kiến thức, khoa bảng, vì thế, lại càng được nổi bật hơn nữa trong xã hội Việt Nam . 
    
Riêng đối với những Kitô hữu, khi nhìn các linh mục, những vị chân tu thì ngoài những điều được nhắc đến về kiến thức, hiểu biết, lại còn một điểm coi như rất mực quan trọng, đó là "chức thánh". Thật vậy, tuy không hiểu chức thánh là gì, hoặc tuy không thấu đáo về chức thánh, nhưng hễ nói đến những ai có chức thánh thì phần đông Kitô hữu Việt Nam liền đồng hóa họ với đạo đức, với thánh thiện. Một linh mục kia đã có lần nói rằng người giáo dân đã phong thánh cho các linh mục liền ngay sau khi họ được phong chức. 

Một con người có thể coi như thần thánh. Một con người được nhìn với cái nhãn hiệu thông thái, hiểu biết, và quyền uy như thế, nếu có được thần thánh hóa cũng là điều dễ hiểu trong cái nhìn của nhiều Kitô hữu Việt Nam . Nhưng chính vì thần thánh hóa như vậy, nên mới nẩy sinh lối sống, và sự tương quan lệch lạc giữa các linh mục với giáo dân, và giáo dân với thành phần có chức thánh.  

Thần thánh hóa: 
"Cha nói là Chúa nói".
"Cha bảo vậy".
"Cha là đại diện của Chúa. Cha bảo sao thì phải nghe như vậy."
Những câu nói tương tự như trên hầu như những Kitô hữu nào trên 50 tuổi, cái tuổi phần lớn chịu ảnh hưởng bởi nền giáo dục tôn giáo mang nhiều ảnh hưởng "thần thánh hóa" các vị tu hành. Ở vào thời điểm này, phần đông Kitô hữu không tìm đâu ra hình ảnh trung thực của một vị linh mục, hơn là vị đó chính là đại diện của Đức Chúa Trời. Mà vì là đại diện Chúa, nên quyền uy cũng ngang ngửa như Đức Chúa Trời. Không ai được nói đụng tới. Không ai được phê bình. Và không ai được góp ý kiến. Bởi vì cha biết tất cả. Cha luôn luôn đúng. Và hơn thế, cha thay mặt Chúa.   

Trong một dịp dùng cơm tại tư gia Đức Giám Mục Mai Thanh Lương, họa sỹ và điêu khắc gia Văn Nhân đã kể một câu truyện khiến mọi người cùng nghe vui vẻ nhưng nghĩ lại mang rất nhiều ý nghĩa: 
Đó là, khoảng thập niên 40, tại làng An Nghĩa thuộc tỉnh Bùi Chu có một ông trùm có máu cờ bạc. Thời đó cha Bảng làm chính xứ. Cha rất ghét cờ bạc, nên một hôm được báo cho biết là ông trùm đang tổ chức xóc đĩa tại nhà. Cha xứ liền gọi một ít thanh niên trong làng đến tận nơi. Không may cho ông trùm bị cha bắt tại trận. Và thế là cha ra lệnh nọc ông trùm ra đánh tới tấp khiến ông trùm phần xấu hổ với con cháu, phần đau quá không chịu nổi đã kêu lên: 
- Nếu cha cứ tiếp tục đánh như vậy, tôi sẽ bỏ đạo.
- Gớm nhỉ! Thế thì ông trùm đành đánh mất linh hồn à! Vậy cụ đánh để rút linh hồn ông trùm ra trước nhá. 
Vừa nói, cha xứ vừa tiếp tục quất liên hồi. Đau quá, ông trùm lại nói: 
- Xin cha tha cho con. Con xin ăn năn chừa cải.   
- Được! Để cụ đánh để nhét linh hồn ông trùm vào đã.
...
Không biết là ông trùm làng An Nghĩa có bỏ đánh bạc, có ăn năn chừa cải, và cha xứ có nhét được linh hồn vào cho ông trùm không, nhưng đó là một câu truyện cho thấy cái hậu quả của sự thần thánh hóa các linh mục thời bấy giờ. 

Ngày nay, ngược lại, hình ảnh của các vị tu hành đã bị xóa nhòa nhiều, không phải vì giáo dân đã mất đi sự kính trọng, nhưng là đã bớt dần cái nhìn thần thánh hóa được dành cho thành phần tu hành. Giáo Hội Hoa Kỳ đã phải chi ra hơn 2  tỷ Mỹ Kim để bồi thường những thiệt hại do một số giám mục, linh mục trong vụ án lạm dụng tình dục. Hồng Y Bernard Law đã mất chức Tổng Giám Mục Boston vì bao che cho những vụ lạm dụng tình dục của các linh mục thuộc quyền ngài. Gần đây Giáo Phận San Diego là giáo phận thứ 5 trên toàn quốc Hoa Kỳ đã phải khai phá sản hòng tránh những vụ kiện cũng liên quan đến những vụ lạm dụng tình dục của các giáo sỹ trong địa phận. Riêng Giáo Phận Orange nơi có đông tín hữu Việt Nam cũng đã phải chi ra 100 triệu để bồi thường những xúc phạm về tình dục của hàng giáo sỹ. Nhưng rồi ngày 6 tháng 9 năm 2007, tòa án lại ra lệnh Giám Mục Tod Brown và Giám Mục Hồi Hưu Norman McFarland ra trả lời tiếp về những cáo buộc cũng liên quan đến những vụ xâm phạm tình dục của các giáo sỹ trong giáo phận. 

Ngoài ra, hình ảnh của những linh mục, giám mục làm tay sai cho Cộng Sản Ba Lan trước đây cũng đã được bạch hóa, đã cho thấy rằng quan niệm thần thánh hóa giới tu hành là một quan niệm và lối sống đạo không trưởng thành. Và điều này cũng nói lên rằng không phải lúc nào "cha" cũng luôn luôn đúng. Và không phải hễ đã là "cha" thì được miễn trừ tất cả, và nhất là không ai được phép động tới.   

CHỨC THÁNH VÀ CON NGƯỜI 
Không ai phủ nhận thiên chức linh mục, và cũng không ai thắc mắc gì về sự cao cả của thiên chức này. Nhưng điều thường gây ra những ngộ nhận và rắc rối là sự hiểu biết lẫn lộn về sự cách biệt giữa chức thánh và con người mang chức thánh.   
-   Chức thánh:
Qua ánh sáng đức tin, và do lòng thành kính đối với Chúa và Giáo Hội, phần đông các tín hữu đều tin tưởng rằng, chức thánh là do Chúa và đến từ Chúa. Người Kitô hữu Việt Nam có lẽ ít ai thắc mắc hoặc muốn vặn hỏi về ý nghĩa thần học hoặc tu đức của chức thánh. Ngược lại, ai cũng đều tin tưởng một cách chân thành rằng chức thánh là do Chúa, và sự tuyển chọn đến từ Ngài.

Trong thời kỳ Cựu Ước, thành phần tư tế thuộc dòng họ Aaron. Trong Tân Ước, Chúa Giêsu đã thiết lập hàng ngũ tư tế mới. Ngài đã tuyển chọn 12 Tông Đồ, và qua các ngài, quyền năng của chức thánh được trao ban cho các Giám Mục, và từ các Giám Mục đến các giáo sỹ và phó tế. Phần đông Kitô hữu cũng tin những gì Chúa Giêsu đã phán với các Tông Đồ về ơn gọi và thánh chức của các vị: "Thầy không gọi các con là tôi tớ, vì tôi tớ không biết việc chủ mình làm. Nhưng thầy đã gọi các con là bạn hữu, vì thầy đã tỏ cho các con mọi việc thầy đã nghe nơi Cha Thầy. Chẳng phải các con chọn thầy, nhưng thầy đã chọn các con, và sai các con đi để mang lại nhiều hoa trái, và để những hoa trái ấy được tồn tại" (Jn 15:15-16). 

Chức thánh của Tân Ước mang rõ 3 nhiệm vụ: 
- Rao giảng và làm chứng nhân cho Tin Mừng: "Hãy đi khắp thế giới và rao giảng Tin Mừng cho muôn dân" (Lc 16:15). 
- Cử hành các bí tích, nhất là bí tích Thánh Thể như lệnh truyền mà Chúa Giêsu đã truyền dậy các Tông Đồ trong bữa Tiệc Ly: "Các con hãy làm việc này mà nhớ đến Ta" (Lc 22:19).  Thánh Phaolô Tông Đồ còn viết rõ về vai trò tư tế như sau: "Vì chưng mọi thượng tế được chọn giữa loài người để lo việc Thiên Chúa thay cho con người, tiến dâng lễ vật và hy lễ đền tội. Ngài có thể chạnh lòng thương những kẻ u mê lầm lạc, vì chính ngài cũng lâm phải yếu đuối tứ bề. Và vì yếu đuối, thì cũng phải như dân, ngài phải dâng lễ đền tội cho mình. Và không ai được tự chọn cho mình vinh dự ấy, nhưng phải được Thiên Chúa tuyển chọn như Ngài đã chọn Aaron" (Hb 5:1-4). 

Tóm lại, những đặc quyền đi liền với thánh chức là: Rảo giảng và làm chứng nhân cho Tin Mừng Cứu Độ. Ban các bí tích. Và nhất là cử hành bí tích Thánh Thể, để nuôi dưỡng và củng cố đời sống tâm linh của các tín hữu cũng như của chính mình trên hành trình đức tin trần thế. Thiếu sót, hoặc lơ là trong những việc làm ấy, linh mục hay giám mục đã bị coi như không làm trọn bổn phận và sứ mạng được giao phó. 

Thật vậy, khi tuyển chọn các Tông Đồ, Chúa Giêsu không đòi hỏi các ông phải có học lực và thông thái. Nhiều linh mục ngày nay tuy có những bằng cấp chuyên môn về thần học, triết học, tu đức, thánh kinh, giáo luật, hay giáo hội và các bằng cấp chuyên môn khác vẫn không thay thế được 3 chức năng trên. Tất cả cũng chỉ để bổ khuyết và làm cho ơn gọi, sứ mạng của mình thêm phong phú hơn mà thôi. Trên thực tế, nhất là ngày nay, ít người hỏi và muốn biết xem các linh mục có những bằng cấp gì. Nhưng điều mà người tín hữu muốn thấy nơi các linh mục, các giáo sỹ là qua lời nói, việc làm, và đời sống, họ có tìm gặp Đức Kitô không, như lời Đức Gioan Phaolô II: "Ngày nay, nhân loại không cần những thầy dậy, mà cần những chứng nhân". 

Bằng một cái nhìn có tính cách xã hội, tổ chức và cấu trúc của Giáo Hội với hàng tu sỹ, giáo sỹ, giám mục, hồng y, hay giáo hoàng, tất cả những cái đó chỉ là hình thức, và nó phù hợp cho đời sống Giáo Hội cơ chế. Bởi vì Giáo Hội, ngoài phần thiêng liêng, vẫn phải tồn tại với thế giới hiện tại. 

Trong ngày Chung Thẩm, tất cả những kẻ bị phạt hay được thưởng đều được hỏi chỉ có một câu hỏi, và có cùng một câu trả lời như nhau: "Ta đói các ngưoi đã cho ăn. Ta khát các ngươi đã cho uống. Ta mình trần các ngươi đã cho áo mặc. Ta đau ốm các ngươi đã thăm viếng. Ta tù tội các ngươi đã thăm viếng an ủi" (x. Mt 25:31-46). Tuyệt nhiên không thấy Chúa đề cập đến vai trò giáo hoàng, hồng y, tổng giám mục, giám mục, linh mục, tu sỹ nam nữ, hay giáo dân. Bởi vì, dưới con mắt Chúa, tất cả mọi người đều là anh em. Và cũng chính vì thế, Chúa dậy mọi người khi cầu nguyện phải thưa với ngài: "Lậy Cha chúng con ở trên trời" (Mt 6:9). 
     
 -   Con người lãnh nhận thánh chức: 
Nhưng có lẽ vì nghĩ rằng mình xứng đáng, hoặc ngộ nhận về vai trò ơn gọi của mình nên đã có nhiều linh mục, kể cả giám mục đã lạm dụng thánh chức với những mục đích riêng tư của mình. Trong lịch sử Giáo Hội thời Trung Cổ đã cho thấy rất nhiều những thiếu sót này kể cả một số giáo hoàng, hồng y, và giám mục. 

Điều này dễ hiểu, vì khi được tôn trọng và yêu kính quá, thường người ta dễ sinh tự mãn và tự tôn. Thánh Tiến Sỹ Têrêsa d'Avilla đã nói về điều mà nhiều người vẫn không muốn nghe về thành phần chức thánh, đó là: "Nền hỏa ngục được xây bằng sọ các linh mục". Phải chăng đây cũng là lý do tại sao Thánh Têrêsa đã cải tổ dòng kín Camêlô với chủ đích chuyên lo cầu nguyện cho các linh mục. 

Thật ra, không phải Thiên Chúa ngặt nghèo với thành phần giáo sỹ, những người mang chức thánh, vì chẳng có ai tự cho mình xứng đáng với chức thánh. Hơn nữa, sẽ chẳng ai dám chấp nhận làm chứng nhân cho Ngài. Nhưng vì sự thánh thiện và sự cao trọng của thánh chức đòi hỏi những ai được mời gọi phải hết sức thận trọng, và không được lơ là, buông túng. Bởi lẽ mọi hành vi, ngôn ngữ, cử chỉ của họ đều mang sắc thái đặc biệt, là làm chứng nhân và đại diện cho Thiên Chúa. Vì vậy, nếu có ai trong họ coi thường, thì không phải chỉ coi thường chính họ, coi thường niềm tin mà cộng đoàn dân Chúa có đối với họ, mà là coi thường chính Thiên Chúa. Do đó, hình phạt của họ cũng trở nên rất nặng nề. Câu truyện về Thánh Phanxicô d'Assi đã cho thấy cái mỏng dòn, và cái thánh thiện rất dễ lẫn lộn và khó lòng phân biệt. 

Thánh Phanxicô suốt đời chỉ dám nhận chức Phó Tế. Bởi vì đã có lần trong lúc chuẩn bị lãnh chức linh mục, một thiên thần Chúa đã hiện ra với thánh nhân đưa ra trước mặt thánh nhân một ly nước trong vắt, và tinh sạch. Thiên thần bảo ngài nếu thấy mình trong sạch, tinh tấn như vậy thì hãy bước lên. Vì ý thức được điều Chúa muốn, nên Phanxicô đã không bao giờ dám lãnh chức linh mục. 

Tóm lại, chức thánh không bảo đảm cho người lãnh nhận nó. Nó càng không phải là cái bùa hộ mệnh cho những giới chức nào lạm dụng để được người đời sùng mộ và trọng kính. Dân Chúa có thể tôn trọng và dành sự kính trọng đặc biệt đối với những ai mang chức thánh, nhưng thần thánh hóa họ, và lẫn lộn họ với Chúa là điều không phù hợp với đức tin và đời sống trưởng thành của một Kitô hữu. Người lãnh nhận chức thánh chưa hẳn là người thánh. Và sự tôn trọng người có thánh chức không có nghĩa là thần thánh họ, và đồng hóa họ với thánh thiện. 
   
NGỘ NHẬN GIỮA CHA VÀ CHÚA 
Vì sự tôn kính với sắc thái đặc biệt như vừa trình bày ở trên, nên hậu quả đưa đến là, nhiều Kitô hữu vẫn lẫn lộn, hoặc không dám thẳng thắn phân biệt giữa những vị có chức thánh và Thiên Chúa. Sự ngộ nhận này đồng hóa không những người có chức thánh với sự thánh thiện, mà hơn thế nữa, với chính Thiên Chúa. Câu nói: "Chống cha, chống Chúa" được hiểu theo cái nhìn và tư tưởng đồng hóa này.

 -   Cha nói là Chúa nói: 
Trở lại những dẫn chứng điển hình vừa được nêu lên ở trên, tư tưởng đồng hóa người lãnh nhận chức thánh với chính sự thánh thiện, và hơn nữa, với chính Thiên Chúa đã đem lại những hậu quả tai hại, là hễ những gì các giáo sỹ, tu sỹ nói đều là đúng và là do Chúa nói. Nhưng thực tế lại không phải vậy. 

Trường hợp 1: Trong một buổi hồi tâm, cấm phòng, một linh mục đã khẳng định và nhắc đi nhắc lại rằng, ngày Thứ Năm Tuần Thánh, trong Bữa Tiệc Ly, Chúa Giêsu đã lập 3 Bí Tích: Bí Tích Thánh Hôn, Bí Tích Thánh Chức và Bí Tích Thánh Thể. Mọi người đều hết sức bỡ ngỡ, vì từ bé đã được học hỏi rằng, trong Bữa Tiệc Ly, Chúa Giêsu thiết lập Bí Tích Thánh Thể, Bí Tích Truyền Chức. Chưa hề bao giờ truyền thống Giáo Hội có thêm một Bí Tích trong ngày Thứ Năm Tuần Thánh, mà Bí Tích ấy lại liên quan trực tiếp đến đời sống hôn nhân gia đình, đó là Bí Tích Thánh Hôn. 

Nhưng linh mục ấy vẫn duy trì sự hiểu biết của mình bằng cách dẫn chứng vụng về là trong Bí Tích Hôn Phối tình yêu của đôi trai gái, của đôi vợ chồng trao nhau làm nên giá trị và nền tảng đời sống hôn nhân. Và theo ông, tình yêu hôn nhân chính là phản ảnh của tình yêu Thánh Thể, và Bí Tích Truyền Chức. 

Người viết đã có lần hỏi một Giám Mục về quan điểm thần học mới mẻ ấy, thì vị Giám Mục chỉ cười mà không nói thêm gì. 

Trường hợp 2: Trong một ngày tĩnh tâm khác, cũng chính vị linh mục giảng thuyết trên đã khẳng định rằng ông sẽ không cho bất cứ một người nào được phép ngừa thai. Bởi vì, theo ông, cho phép ngừa thai như vậy là làm giảm giá trị đời sống tu hành. Mọi người trong hội trường nín thở, và không hiểu vị giảng thuyết muốn nói gì. Nhưng ông đã giải thích như sau: 

Khi được một bà 60 tuổi hỏi mình có được phép ngừa thai không, ông đã trả lời là không. Theo ông, nếu cho một người ngừa thai, thì phải cho tất cả mọi người ngừa thai. Vì đã cho một người thì phải cho tất cả. Và ông tiếp tục lý luận, trong cái tất cả ấy có cả tôi, và những người khác trong thành phần tu hành. Như vậy, cho phép ngừa thai là làm nhục và làm giảm giá trị đời sống tu trì. 

Trường hợp 3: Một linh mục trẻ rất thích nói, viết, và trình bày về sinh lý, về hành động vợ chồng. Những bài nói truyện, những trưng dẫn của linh mục trẻ này đã đi đến sống sượng, và nôm na hơn cả những câu truyện phòng the được các tác giả khác trình bày ở những sách báo khỏa thân hoặc khiêu dâm. Một vài giáo dân có uy tín và hiểu biết đã kín đáo viết thư góp ý, và đã nhận được những lời lẽ đáp trả, đại khái: "Các anh là những người có con mắt phàm tục, tội lỗi nên nhìn gì cũng phàm tục và tội lỗi. Tôi là người không có con mắt ấy, nên sinh lý, và những hành động trai gái, vợ chồng tôi nhìn thấy toàn sự thánh thiện". 

Trường hợp 4: Một linh mục dòng Tên, nổi tiếng về chương trình hướng dẫn và thăng tiến đời sống gia đình, ông đã trình bày về sinh lý trong một tác phẩm mà ông cho là đắc ý. Trong một đoạn viết về sinh lý, ông đã ví người thiếu nữ khi khỏa thân trước mặt chồng, nàng đẹp như  "Đức Trinh Nữ". Sự xúc phạm này đã được nhiều giáo sỹ, và anh chị em giáo dân góp ý, nhưng độc giả vẫn thấy các tác phẩm này được bày bán cùng với tác phẩm sau khi được hiệu đính sau đó. 
Không biết các nhà luân lý, thần học, giáo luật, và tu đức nghĩ gì về những thí dụ trên. Nhưng nếu nói linh mục nói là Chúa nói, thì phải hiểu là cả bốn trường hợp trên, Chúa đều nói và viết tầm bậy.  
  
Hoặc như truờng hợp của linh mục Bảng nói đánh mà rút được linh hồn người khác, và đánh mà nhét linh hồn người khác vào được cũng phải hiểu là Chúa nói dóc. Chúa "nổ".  Hay như trường hợp linh mục đến sòng bài, đánh bài và chửi thề rồi đổ thừa cho Chúa cũng bài bạc, chửi thề là một xúc phạm quá lớn lao đến Thiên Chúa và sự thánh thiện của Ngài.   

Tóm lại, linh mục, hoặc người có chức thánh có thể nói những điều tốt lành về luân lý, đạo đức, và người Kitô hữu cần phải cung kính, lắng nghe để ứng dụng vào đời sống tâm linh của mình. Ngoài ra, sự hiểu biết giới hạn của một người, đòi chúng ta phải suy nghĩ và cân nhắc về những gì các vị ấy nói, biết, và viết. Bởi vì các vị cũng chỉ là con người.   

- Chống cha là chống Chúa: 
Như vậy, không đồng ý với các linh mục trên, hoặc nói một cách nôm na là bất đồng, không chấp nhận những nhận xét và ý kiến ấy có thể gọi là chống Chúa không? Ai dám tự nhận mình là Chúa trong những trường hợp như thế. Đến như gọi nhau là "cha", mà Chúa Giêsu còn không bằng lòng nữa, hống hồ đồng hóa các linh mục với "Chúa". Chúa Giêsu đã nói: "Các con đừng gọi ai là cha ở dưới đất, vì các con chỉ có một cha ở trên trời. Cũng đừng gọi ai là thầy, vì chỉ có một thầy là Đức Kitô" (Mt 23:9). 

Cũng vì sợ có sự lầm lẫn ấy, Thánh Phaolô Tông Đồ và Thánh Barnaba Tông Đồ đã phải kêu lên khi người ta tưởng mình là thần minh. Tông Đồ Công Vụ đã nói về trường hợp này khi hai vị đang ở Lystra như sau: 
"Lúc ở Lystra, có một người què từ lúc mới sinh; anh ta phải đi bằng nạng và suốt đời không tự mình bước đi được. Vào một hôm anh ta ngồi nghe Phaolô giảng, và Phaolô đã nhìn thấy lòng tin nơi anh để được chữa lành. Ngài gọi anh lớn tiếng "Hãy đứng dậy bằng đôi chân của anh!". Người què liền nhẩy lên và bắt đầu đi lại chung quanh. Khi đám đông nhìn thấy những gì Phaolô đã làm, họ kêu lớn tiếng bằng thổ âm Lycaonia, "Các thần minh đã đến với chúng ta qua hình dạng con người!"  Họ gọi Barnaba là Zeus, và Phaolô là Hermes, vì ngài là phát ngôn viên. Ngay cả vị tư tế của đền thờ Zeus ngoài thành cũng mang bò và vòng hoa ra cổng thành vì ông muốn cùng với dân chúng dâng tiến lễ vật. 

Khi các tông đồ Barnaba và Phaolô nghe vậy, họ liền xé áo mình ra và chạy đến giữa đám đông: "Anh  em, tại sao anh em làm thế?" Các ngài la lớn: "Chúng tôi cũng là những con người như anh em. Chúng tôi đang mang đến cho anh em một tin vui mà sẽ chuyển đổi anh em khỏi những hành động huyền hoặc đó đối với Thiên Chúa hằng sống, Đấng tạo dựng đất trời, biển khơi và muôn loài trong đó" (Act 14:8-15). 
Tóm lại, những gì được trình bày trên chỉ nhằm dẫn đến một kết luận là linh mục, hàng giáo sỹ, kể cả giám mục là những người được Chúa ban cho chức thánh cao cả. Các ngài được tuyển chọn giữa loài người. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là các ngài được miễn trừ khỏi những yếu đuối và khuyết điểm của thân phận con người. Do đó, việc thần thánh hóa các ngài là một điều không những không giúp gì cho đời sống trưởng thành của người Kitô hữu. Hơn thế nữa, hành động này còn làm cớ vấp ngã cho các vị tu hành, bởi vì, sẽ có một lúc nào đó, họ tưởng họ là Thượng Đế. Họ có quyền nói năng, hành động như Thượng Đế. Và vô tình hay hữu ý, họ đã đánh mất đi ý nghĩa, và sự cao cả của ơn gọi của mình.

Người Kitô hữu trưởng thành khi tiếp xúc với các giáo sỹ và linh mục: 
- Kính trọng nhưng không thần thánh hóa.
- Yêu mến nhưng không bợ đỡ.
- Hỗ trợ nhưng không chống đối.
- Phê bình nhưng không chỉ trích. 

Tiến Sĩ Trần Mỹ Duyệt

HUỲNH XUÂN ÁNH

Cac ban than men,

Minh dang gop nhac mot so dia chi mail cua anh em vao mot, de lien lac cho vui.
Neu ai biet them thi goi cho minh voi. Hom truoc Vinh co co to dia chi cua Rev. Mai thuc Bien, to lai lam mat nua roi. Moi khoi xong chung binh cum (flu). Dao nay gia ca,lan than hay quen truoc hut sau. Nam moi chuc moi nguoi manh khoe, binh an. Anh em nao co gi vui buon, thu sang cho minh chia xe voi. Nguyen khac Doan dao nay ra sao roi. Ho duc An Phong nua, biet tam. Nguyen duy Linh, thi da mat tich tu lau, ai biet dia chi cua han thi cho biet nhe. Rev. Bien, Mail cu cua to bi suspended, nen mat lien lac voi ngai do, goi cho to lai dia chi nha. Goi cho cac ban hai bai concerto de guitars, John Williams nghe cho vui:




Hen gap lai,

Huynh xuan Anh 71

Cương như bác sĩ Cường

Sống bên bờ vực thẳm...


















Tham cac ban

Hy oi,



Nay to moi co dip nhin lai may hinh ban be tren trang TTSB, thay duong nhu Hy da lot vo roi, that la dep trai tuan tu cho khong giong nhu ngay xua, vua gay lai hoi den den

giong nhu Nguyen khac Doan. To con nho gap Doan khoang 20 muoi nam truoc o nha Trinh dinh Bien, lucdo doan van giong y nhu ngay xua, nhung bay gio nhin lai hinh thi han da trang treo ra, chac bi lai vo roi. Muo nhin than hinh tan ta cua to u, chan lan. Nho dao truoc con o ben Cali, hua voi Hoang quang Anh se lay vo trong vong 3 nam. Dung nhu loi hua voi han, chang may lay trung con vo du qua, o co may nam sau,

bi no de vat het ca long canh, that the tham. Chuyen nay chi noi len vi con vo khong co o day. De xem to lua it hinh thiet la banh trai goi cho AE nha.

Than chao

Huynh Xuan Anh71